Tại sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt?

I-ốt là một trong những nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống của con người. Có nhiều người nghĩ rằng, việc ăn mặn có thể cung cấp đủ i-ốt vì chúng có nhiều trong muối. Tuy nhiên, điều này không hẳn là đúng, hãy cùng xem.

Tham khảo thêm: Người bệnh bướu cổ nên ăn gì và kiêng gì?

1Tác dụng của I-ốt đối với sức khỏe của con người

I-ốt là nguyên tố hóa học, chúng có trong đất, nước, không khí. Các thực phẩm chứa nhiều i-ốt là thịt, cá, gạo, rau quả, đặc biệt là các loại hải sản…

I-ốt là một trong những vi chất quan trọng để tuyến giáp có thể tổng hợp các hoocmone, điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh, hệ sinh dục và những bộ phận khác như: Tim mạch, hệ tiêu hóa, da – lông – tóc – xương, duy trì năng lượng để cơ thể hoạt động.

Các thực phẩm chứa nhiều i-ốt là thịt, cá, gạo, rau quả, đặc biệt là các loại hải sản…

Đối với sự phát triển của trí não, thể chất, điển hình là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, i-ốt đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu thiếu đi vi chất này sẽ gây ra những rối loạn như: Bướu cổ, thiểu năng trí tuệ, cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động hay sảy thai, thai chết lưu, khuyết tật bẩm sinh đối với chị em đang mang thai.

2Tại sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt?

Việc bạn ăn mặn không đồng nghĩa với việc bạn cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể.

Chúng ta đều mặc định rằng, i-ốt có nhiều trong muối ăn. Do đó, ăn mặn là cách bổ sung i-ốt cho cơ thể. Tuy nhiên, ít người biết rằng, việc bạn ăn mặn không đồng nghĩa với việc bạn cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho cơ thể.

Trong quá trình chế biến thức ăn, dù bạn nêm nếm gia vị chứa nhiều muối vẫn không thể đảm bảo được lượng I-ốt cho cơ thể.

Lý do là vì: Các nhà sản xuất ra sản phẩm như nước mắm, nước tương, bột canh và muối ăn, họ đã loại bỏ đi một phần hàm lượng i-ốt có trong chúng (do nhiều người mua sắm không chọn những thực phẩm chứa muối i-ốt). Do đó, bạn ăn mặn vẫn bị thiếu i-ốt là điều hiển nhiên.

3Những thực phẩm giàu i-ốt cần bổ sung

Dưới đây là một số thực phẩm giàu i-ốt bạn nên bổ sung hằng ngày thay cho muối hoặc những gia vị mặn khác:

1 ký cá thu chứa khoảng 800 microgram i-ốt, đồng thời là nơi chứa nhiều Vitamin A, B1, B2, sắt, Lipit, Photpho và Protein.

– Cá biển: Trong 1 ký cá thu chứa khoảng 800mcg i-ốt, đồng thời là nơi chứa nhiều Vitamin A, B1, B2, sắt, Lipit, Photpho và Protein.

– Cua biển, ghẹ: 1 ký ghẹ chứa 100mcg i-ốt. Ngoài ra còn chứa hàm lượng Protein cao.

– Khoai tây: 1 ký khoai tây chứa 5mcg i-ốt. Bên cạnh đó, chúng còn chứa Kali, vitamin C, vitamin B6 và Folate.

– Cải thảo: 1 ký cải thảo chứa 10mcg i-ốt. Cải thảo có vị ngọt, tính mát giúp thanh nhiệt, nuôi dưỡng làn da đẹp và làm chậm quá trình lão hóa.

– Rau cần: Có khoảng 160mcg i-ốt/1 ký rau cần. Ngoài ra, đây là thực phẩm tốt cho gan, thận, giảm mỡ trong máu, trị huyết áp cao, trị mụn và nám hiệu quả.

– Trứng gà: Ăn 15 quả trứng gà có thể cung cấp lượng i-ốt cần thiết. Tuy nhiên, trong lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol nên mỗi tuần chỉ nên dùng từ 2 – 3 quả.

Trên đây là lý do giải thích vì sao ăn mặn vẫn thiếu i-ốt. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ giúp ích đến các bạn. Hãy từ bỏ thói quen ăn mặn, thay vào đó cần bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt các bạn nhé!

Xem thêm: Không phải ăn nhiều muối I-ốt là không mắc bệnh bướu cổ

Nguồn tham khảo: suckhoegiadinh.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *