Khoai tây chứa nhiều Tinh bột, Cellulose, giàu Vitamin và các Khoáng chất, đặc biệt khi nấu chín khoai tây cung cấp hàm lượng Vitamin C khá cao. Tuy nhiên những sai lầm khi chế biến và sử dụng khoai tây có thể gây nguy hiểm chết người cho bạn và người thân.
Ngộ độc khoai tây
BS Nguyễn Trọng Hưng, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng Lâm sàng và Tiết chế, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay bạn phải cẩn trọng khi chế biến cũng như chọn khoai.
Không ăn những củ khoai tây nảy mầm, màu sắc bất thường như khoai có vỏ xanh, bị bầm dập thâm tím, khoai tây héo, bởi chúng rất dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Giai đoạn mang thai
Khoai tây rất tốt, tuy nhiên nếu lạm dụng chúng trong thời gian mang thai sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.
Do Solanine có trong khoai tây giống Hormone steroid – nội tiết tố Estrogen và Progestrogen gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Đặc biệt khoai tây chiên chứa nhiều muối và dầu cũng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ bầu, tăng nguy cơ sảy thai.
Dùng khoai tây cho bệnh nhân tiểu đường – cao huyết áp
Bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát lượng Carb tiêu thụ trong khẩu phần ăn và chỉ nên ăn 50-60% lượng tinh bột so với người thường. Khoai tây là một trong những thực phẩm có lượng tinh bột cao bạn nên tránh sử dụng.
Tương tự với bệnh nhân cao huyết áp, khoai tây cũng là loại củ có chỉ số đường huyết cao, gây cao huyết áp.
Cách loại bỏ độc tố từ khoai tây
Trước khi chế biến bạn nên ngâm khoai tây trong nước muối, thêm một chút giấm vào khoai tây khi nấu để loại bỏ độc tố.
Nếu cơ thể nhiễm độc tố từ khoai tây thường sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, giãn đồng tử, nôn mửa, mê sản, triệu chứng có thể kéo dài từ 1 – 3 ngày. Nếu có những biểu hiện trên sau khi sử dụng bạn nên gặp bác sĩ để có phương án tốt nhất.
Xem thêm: Nấu khoai tây ngon phải biết những mẹo sau
Thông tin tham khảo: vov.vn ,phunutoday.vn
Khoai tây tuy tốt nhưng cũng có điểm gây hại cho sức khỏe. Bạn nên chọn mua và chú ý khi chế biến cũng như sử dụng khoai tây tránh gây ngộ độc cho bản thân và gia đình.