Lăn kim trị mụn có tốt không? Những điều cần biết về lăn kim



Lăn kim trị mụn đang là phương pháp giới làm đẹp tin dùng khi được quảng cáo có khả năng làm sạch mụn, mờ sẹo và đẹp da. Nhưng sự thật thì lăn kim trị mụn có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.


Làm đẹp luôn là vấn đề “nóng hổi” được quan tâm hàng đầu không chỉ bởi phái nữ mà hầu như bất kỳ ai cũng dễ dàng bị cuốn hút, đặc biệt là các vấn đề về mụn.


Không khó để nhìn thấy các quảng cáo về phương pháp trị mụn vô cùng hấp dẫn mang tên “Lăn kim” trên các phương tiện truyền thông đại chúng.


Vậy phương pháp này là gì? Và hoạt động như thế nào đối với làn da.


1Lăn kim trị mụn là gì?


Lăn kim trị mụn có tốt không, những điều bạn cần biết trước khi lăn kim


Lăn kim (còn được gọi là vi điểm hay tăng sinh collagen) là quá trình sử dụng một thiết bị đặt biệt có cấu tạo chính bao gồm một con lăn gắn với nhiều mũi kim nhỏ (thông thường là kim loại) di chuyển liên tục trên bề mặt da trong một khoảng thời gian nhất định.


Phương pháp này bản chất là tạo ra các tổn thương giả, tác động lên da để kích thích các tế bào sản sinh collagen và elastin (một loại protein trong các mô liên kết có tác dụng kết nối các tế bào), tăng sự đàn hồi, làm trẻ hóa làn da,…


Lăn kim trị mụn có tốt không, những điều bạn cần biết trước khi lăn kim


Đây cũng là liệu pháp thẩm mỹ có khả năng điều trị các khuyết điểm trên da như mụn trứng cá, thâm nám, sẹo lõm, lỗ chân lông to,…


Phương pháp này rất được ưa chuộng trong những năm gần đây nhờ hiệu quả rõ rệt và chi phí điều trị ở mức trung bình.


Có khá nhiều loại thiết bị được áp dụng cho phương pháp này, trong đó 3 thiết bị dưới đây được sử dụng phổ biến nhất:

  • Dermarollers: có thiết kế như một con lăn sơn nhỏ, bao gồm một tay cầm và một vòng quay xi-lanh với khoảng từ 200 kim nhỏ bên trên.

  • Dermapens: hình dạng như cây bút với một đầu tròn có nhiều kim, bên trong là một động cơ điện nhỏ, giúp đầu kim di chuyển lên xuống bề mặt da.

  • Dermastamps: có thiết kế khá giống Dermapens tuy nhiên có một đầu lớn hơn và nhiều kim hơn. Thiết bị này có thể có hoặc không động cơ, cơ chế hoạt động khá giống máy xăm tuy nhiên thay vì 1 kim duy nhất thì máy sẽ đâm nhiều kim trên da cùng lúc.


2Cơ chế hoạt động của phương pháp lăn kim


Phương pháp lăn kim dù thực hiện bằng tay hay các máy móc chuyên dụng thì đều trên nguyên tắc hoạt động là tạo ra các lỗ li ti trên bề mặt da và đưa các dưỡng chất cần thiết (vitamin E, vitamin C,…) vào da.


Tùy vào các dưỡng chất thì sẽ cho hiệu quả điều trị tương ứng. Việc tạo ra các lỗ thủng này thực chất để “mở đường” giúp các dưỡng chất đi vào sâu trong da tốt hơn.


Lăn kim trị mụn có tốt không, những điều bạn cần biết trước khi lăn kim


Bên cạnh đó, các tổn thương giả sẽ phát ra tín hiệu để hệ thần kinh khởi động quá trình làm lành vết thương ở các vùng được lăn kim.


Những dưỡng chất khi xâm nhập vào bên trong da sẽ kích thích các tế bào sản sinh ra collagen và elastin, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cao hơn bình thường, giúp tái tạo các tế bào da mới, xóa mờ vết thâm mụn và sẹo mụn, giúp lỗ chân lông se khít và mang đến làn da mịn màng, tươi trẻ.


Dù phản ứng trên da với các mũi kim tương tự các vết thương, tuy nhiên vì lưỡi kim sắc và mỏng nên không thể phá vỡ các mô tế bào hay thay đổi lớp màng của da. Chu trình này thông thường sẽ kéo dài khoảng 8 tuần hoặc lâu hơn tùy vào cơ địa mỗi người.


3Tác dụng của lăn kim trị mụn là gì ?


Như các tác dụng đã nêu trên bao gồm trị mụn trứng cá, làm đầy sẹo lõm, làm mờ thâm nám, se khít lỗ chân lông,… thì phương pháp này còn mang lại các hiệu quả làm đẹp khác bao gồm:

  • Hỗ trợ điều trị mụn ẩn nằm sâu dưới bề mặt da.

  • Làm trắng và trẻ hóa làn da.

  • Tăng độ đàn hồi cho da, loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt da.

  • Kết quả điều trị lâu bền.


Lăn kim trị mụn có tốt không, những điều bạn cần biết trước khi lăn kim


Cùng với các hiệu quả mang lại cho làn da nói trên thì phương pháp lăn kim còn có chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác đang có mặt trên thị trường.


Lăn kim trị mụn có tốt không, những điều bạn cần biết trước khi lăn kim


Nhìn chung, bất kỳ ai có những khuyết điểm trên da đều có thể tham khảo qua phương pháp làm đẹp này. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp ngoài mong muốn xảy ra. Hầu hết các trường hợp trên đều do không tuân thủ các quy tắc trước và sau khi thực hiện phương pháp lăn kim.


Đối tượng nào có thể sử dụng phương pháp lăn kim?


Lăn kim trị mụn có tốt không, những điều bạn cần biết trước khi lăn kim


Theo các bác sĩ chuyên ngành có kinh nghiệm lâu năm, các đối tượng sau đây không thể thực hiện phương pháp  lăn kim:

  • Da quá mỏng, gân xanh và mao mạch hiện rõ.

  • Da đang bị viêm do mụn viêm to hoặc do dị ứng, nhiễm corticoid.

  • Da quá nhạy cảm và thiếu hụt collagen do các bệnh lý khác.

  • Da bị mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc quá nặng.

  • Người bị dị ứng sản phẩm hỗ trợ lăn hoặc dị ứng với dưỡng chất.


4Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp lăn kim


Lăn kim trị mụn có tốt không, những điều bạn cần biết trước khi lăn kim


Dù bạn sử dụng phương pháp lăn kim hay bất kỳ phương pháp điều trị nào, việc tuân thủ theo liệu trình và lời khuyên của bác sĩ vô cùng quan trọng và đóng vai trò quyết định đến kết quả sau cùng. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn:

  • Lựa chọn địa điểm thực hiện: Hãy tìm hiểu thật kỹ càng về cơ sở mà bạn sẽ thực hiện liệu pháp. Tốt nhất nên chọn những cơ sở uy tín và đã có nhiều người thực hiện thành công trước đó.

  • Tuân theo chỉ định của bác sĩ: Việc bạn tự ý thay đổi liệu trình có thể ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn nên đừng “dại dột” bạn nhé.

  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các thực phẩm có lợi cho quá trình điều trị được bác sĩ đề xuất.

  • Giữ tinh thần thoải mái và hãy kiên nhẫn để đạt được kết quả tối ưu nhất.


Trên đây là các thông tin khá cụ thể về lăn kim trị mụn có tốt không. Hy vọng các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về liệu pháp trên cũng như tìm được cho mình phương pháp phù hợp nhất.

Dưỡng ẩm cho da bằng kem dưỡng bán tại Bách hóa XANH:


Bạn sẽ quan tâm:


Bách hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *