Chúng ta thường thấy nước cam sau khi vắt để một thời gian ngoài không khí sẽ có vị đắng rất khó uống. Bài viết này sẽ cho bạn biết nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này.
Nhắc đến trái cam thì chắc chắn phải nói đến vitamin C. Dinh dưỡng đến từ vitamin C giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch, làm giảm cholesterol ở gan. Đặc biệt, vitamin C trong trái cam sành còn là một chất chống oxy hoá rất tốt, giúp bảo vệ các tế bào trên cơ thể, khiến làn da mịn màng, trẻ trung hơn và còn nhiều công dụng từ trái cam mà bạn có thể chưa biết tới. Nước cam là thức uống vừa ngon vừa bổ dưỡng cho mọi người. Tuy nhiên, hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng phải “nếm trải” ly nước cam có vị đắng khó chịu. Vì sao lại như thế và phải làm sao để tránh tình trạng này?
1 Vì sao nước cam lại bị đắng?
Nước cam bị đắng không phải do không khí. Tinh dầu trong vỏ cam chính là nguyên nhân làm cho nước cam bị đắng. Tinh dầu trong vỏ cam có tính ấm, tác dụng trị ho, giảm đau và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên nó lại có vị cay, đắng rất khó uống.
Khi vắt cam, chúng ta dùng một lực mạnh tác động lên phần vỏ để nhanh chóng lấy được nhiều nước, hành động này vô tình khiến tinh dầu trong vỏ cam cũng được tiết ra và hòa lẫn với nước cam. Nếu tinh dầu vỏ cam bị hòa lẫn quá nhiều, nước cam rất có thể bị đắng ngay sau khi vắt.
Nếu tinh dầu bị hòa lẫn với một lượng không nhiều, vị đắng sẽ không lập tức thể hiện. Sau khi để lâu, tinh dầu nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên, khi uống vị giác sẽ tiếp xúc với vị đắng đầu tiên. Do đó mới có hiện tượng nước cam sau khi vắt bị đắng khi để lâu trong không khí.
Bên cạnh đó, tự bản thân nước cam đã có một số chất có thể phản ứng với nhau tạo ra vị đắng. Vị đắng tạo thành theo thời gian này là do quá trình phản ứng tự nhiên của nước cam hình thành nên hợp chất limonoid, nhiệt độ càng cao thì hợp chất này được tạo thành càng nhiều và gây đắng cho nước cam.
2 Cách bảo quản nước cam không bị đắng
Khi vắt nước cam
Vì không khí không phải là nguyên nhân chính làm cam bị đắng, do đó cách tối ưu nhất để nước cam có thể giữ lâu không bị đắng chính là hạn chế tối đa tinh dầu ở vỏ bị nhiễm trong nước cam. Vì vậy, ngay từ khâu vắt cam, bạn phải chú ý thực hiện một số cách sau để tránh tinh dầu lẫn vào nước:
– Gọt bỏ vỏ cam trước khi vắt. Lớp vỏ ngoài được lấy đi sẽ loại bỏ khả năng tiết dầu tối đa, lúc này bạn chỉ cần vắt nhẹ và nước cam sẽ không bị nhiễm dầu đắng khó uống nữa. Từ đó việc để lâu thì nước cam cũng sẽ không bị đắng.
– Quay quả cam trong lò vi sóng trong 30 giây, việc này làm cho tinh dầu ở vỏ cam bốc hơi và không bị lẫn vào nước cam khi bạn vắt nữa.
– Dùng dụng cụ hoặc máy vắt nước cam sẽ hạn chế được nước cam bị đắng sau khi vắt.
Khi vắt được nước cam không bị lẫn tinh dầu, bạn có thể an tâm rằng nước cam của bạn đã hạn chế được vị đắng. Nhưng khâu bảo quản cũng vô cùng quan trọng để giữ được vị ngon và dinh dưỡng có trong nước cam, đồng thời hạn chế những phản ứng tạo ra vị đắng của nó.
Bảo quản nước cam
Theo 1 số nghiên cứu thì bảo quản lạnh đông là phương pháp tốt nhất để giữ cho nước cam ít bị biến đổi ra vị đắng. Nghiên cứu được thực hiện bởi nhà khoa học Paula Mapelli thuộc trường Đại học Seville còn chứng minh rằng, trong quá trình đóng băng nước cam, các chất chống oxy hóa có trong đó vẫn sẽ được bảo toàn nguyên vẹn.
Nếu bạn muốn trữ nước cam trong ngăn mát tủ lạnh, nên rót đầy nước cam vào một chai thủy tinh có màu sậm và có nắp đậy. Rót đầy nước cam làm cho không khí trong chai nước thật ít không đủ để cho nước cam bị oxy hóa mất hết chất dinh dưỡng. Nắp đậy giúp tránh cho nước cam bị oxy hóa và bị nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm trong tủ lạnh. Còn màu sậm giúp ngăn trở quá trình phân hủy vitamin bởi ánh sáng.
Nước cam bị đắng không phải do không khí, tuy nhiên để lâu ngoài không khí khiến nước cam bị mất dần dinh dưỡng vốn có. Để uống nước cam được ngon hơn mọi người cần chú ý những bí quyết trên nhé. Chúc bạn luôn khỏe đẹp!
Bạn sẽ quan tâm:
Chọn mua cam tươi ngon, chất lượng bán tại Thời Trang Simba nhé:
Thời Trang Simba