Rửa rau bằng nước muối không hề giúp sạch vi khuẩn và thuốc trừ sâu


Thông thường khi mua rau củ về chúng ta thường ngâm rau củ trong nước muối pha loãng với mong muốn diệt được vi khuẩn và lượng thuốc trừ sâu còn sót lại. Tuy nhiên phương pháp này là sai và không hề có tác dụng như bạn nghĩ. Vậy rửa rau như thế nào mới là đúng?

Từ trước đến nay, đa số các chị em nội trợ vẫn tin rằng việc dùng nước pha với muối loãng, giấm hoặc chanh,… để ngâm, rửa rau sẽ giúp rửa trôi được các chất độc từ thuốc trừ sâu, loại bỏ trứng giun sán, diệt vi khuẩn,…

Tuy nhiên nước muối loãng không có khả năng này như mọi người thường lầm tưởng. Cùng đọc tiếp bài viết để biết nguyên nhân vì sao nhé!

1Vì sao rửa rau bằng nước muối là sai lầm?

Vì sao rửa rau bằng nước muối là sai lầm?Rửa rau bằng nước muối chỉ là kinh nghiệm dân gian, không có cơ sở khoa học

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn – Giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội cho biết: “Việc ngâm rau quả vào nước muối để diệt trứng giun, sán chỉ là kinh nghiệm dân gian và không có cơ sở khoa học. Nước muối 0.9% chỉ nên dùng để vệ sinh mắt mũi, còn lại bản thân nước muối không có tác dụng gì”.

Ông còn nhấn mạnh, nước muối nồng độ càng cao thì các hóa chất sẽ lại càng khó tan hơn.

Rửa rau bằng muối sẽ làm hóa chất thẩm thấu ngược lại vào bên trong rauRửa rau bằng muối sẽ làm hóa chất thẩm thấu ngược lại vào bên trong rau

Còn theo ông Đỗ Thanh Bái –  Phó chủ tịch Hội đồng trách nhiệm xã hội tự nguyện của các doanh nghiệp hóa chất, Nước muối chỉ có tác dụng sát khuẩn, không có tác dụng loại bỏ thuốc trừ sâu có trong rau nên dùng bạn có ngâm rau trong nước muối bao lâu thì rau cũng không sạch hơn mà thậm chí còn làm cho rau bị dập nát, mất chất dinh dưỡng, mất ngon.”

Bên cạnh đó, TS. Từ Ngữ – Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết trong môi trường nước muối sinh lý, các loại vi khuẩn bị ức chế phát triển chứ không thể tiêu diệt chúng. Khi vớt rau ra khỏi môi trường nước muối, vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi trở lại.

Ông nói thêm, hiện nay, chưa có một dung dịch nào có khả năng loại trừ hoàn toàn thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản trên các loại rau, củ và các thực phẩm khác.

Tóm lại, rửa rau bằng nước muối không hề giúp sạch vi khuẩn, thuốc trừ sâu mà còn làm hóa chất, vi khuẩn thẩm thấu ngược lại vào bên trong rau.

2Cách rửa rau đúng để rau sạch và không bị dập nát

Đối với một số loại thuốc trừ sâu không thẩm thấu (tức là chỉ nằm ở bên ngoài bề mặt rau) thì có thể loại bỏ hóa chất bằng cách rửa rau dưới vòi nước sạch từ 2 – 3 lần.

Cách rửa rau đúng để rau sạch và không bị dập nát

Còn đối với những loại thuốc trừ sâu đã ngấm vào rau quả (sâu ăn rau quả đó sẽ chết) thì buộc phải có thời gian cách ly để thuốc phân hủy hết chứ không có cách nào rửa sạch được. Trung bình, sau 15-20 phút thì rau củ quả đó mới an toàn để thu hoạch.

Theo các chuyên gia, mỗi loại rau có nguy cơ nhiễm bẩn khác nhau, do đó chúng cũng cần có các cách làm sạch riêng. Sau đây là những gợi ý về cách rửa từng loại rau quả đúng cách:

Rau ăn lá (Cải thìa, tần ô, rau muống,…)

Cách rửa rau ăn lá

Các loại rau ăn lá như cải thìa, tần ô, rau muống,… có khả năng nhiễm độc nhiều hơn vì dễ bị vi khuẩn E.Coli và Salmonella xâm nhập từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá.

Cách rửa loại rau này như sau: Rau mua về bạn nhặt sạch, đem ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng cọng, lá dưới vòi xối khoảng 2-3 lần. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Sau đó bạn có thể ngâm rau trong nước khoảng 5 phút để làm sạch rồi mới mang đi chế biến.

Rau ăn hoa (Hoa thiên lý, hoa bí, hoa điên điển, súp lơ,…)

Cách rửa rau ăn hoa

Những loại rau ăn hoa (hoa thiên lý, hoa bí hoặc súp lơ,…) này thường leo giàn hoặc ở trên cao nên ít nhiễm với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào hơn. Do đó khi sơ chế bạn chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước khoảng 2 – 3 lần là được. Sau khi rửa xong có thể ngâm rau với nước sạch khoảng 5 phút rồi đem đi nấu.

Những loại củ (khoai tây, củ dền, su su,…)

Cách rửa những loại củ

Với những loại củ (khoai tây, củ dền, su su,…) thì bạn nên gọt vỏ kỹ, hoặc với loại ăn luôn cả vỏ thì bạn hãy dùng bàn chải sạch để chà sạch những bụi bẩn bên ngoài sau đỏ rửa dưới vòi nước 2-3 lần rồi mới mang đi nấu.

Tuy nhiên, lưu ý rằng một khi thuốc trừ sâu đã ngấm vào trong rau thì không có cách nào có thể làm sạch, dù nấu chín vẫn bị ngộ độc chứ không riêng gì ăn sống. Do vậy, nên chọn mua rau củ quả ở những cửa hàng thực phẩm sạch, uy tín, có nguồn gốc và đảm bảo chất lượng an toàn nhé!

Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ biết cách rửa rau sao cho đúng và không bị dập nát nhé! Bách Hóa XANH mong rằng bạn đã có thêm cho mình những kinh nghiệm hay trong việc lựa chọn và làm sạch thực phẩm sao cho bảo đảm an toàn với sức khỏe của bạn và gia đình.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *