Cá biển có thể bị nhiễm độc nếu không giữ đủ lạnh

Cá biển là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và được người tiêu dùng sử dụng làm thức ăn từ rất lâu. Tuy nhiên, hiện nay nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao do cá bị nhiễm histamin xảy ra rất thường xuyên nhưng ít ai để ý đến. Vậy nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách xử lý khi bị ngộ độc cá biển do histamin là gì?

1Nguyên nhân cá biển có thể bị nhiễm độc nếu không giữ đủ lạnh

Nguyên nhân cá biển có thể bị nhiễm độc nếu không giữ đủ lạnh

Khi thay đổi nhiệt độ bảo quản cá biển từ đông sang làm mát có thể làm tăng lượng vi khuẩn sinh ra histamin (từ 0,8 lên 104 mg/kg). Histamin có đặc tính chịu nhiệt, thậm chí khi được đun nấu cũng không bị phá hủy. Vì vậy, khi cá biển có chứa hàm lượng histamin cao có thể gây ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

2Biểu hiện khi ăn cá bị nhiễm độc

– Tăng tiết nước bọt, kích thước tiết dịch vị dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy.

– Nổi mẩn đỏ, ngứa, có thể phát ban ngoài da.

– Mắt thường đỏ, khó thở do phù nề và co thắt khí quản.

– Mạch nhanh, hạ huyết áp do giãn mạch.

– Chóng mặt, đau đầu,…

3Cách xử lý khi ăn cá bị nhiễm độc

– Sau khi ăn cá biển một đến vài giờ phát hiện có các biểu hiện trên thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị kịp thời.

– Trường hợp biểu hiện nhẹ (dị ứng ngoài da, rối loạn tiêu hóa) cần sử dụng thuốc kháng histamin.

– Trường hợp biểu hiện nặng (tụt huyết áp, mạch nhanh…) cần nhanh chóng được hồi sức, cấp cứu và chuyển đến khoa chống độc để khám và điều trị.

– Cách lựa chọn thực phẩm cá biển an toàn: Cá biển phải còn tươi sống, dễ nhận thấy nhất đó là mắt cá còn trong, đen, ấn vào thịt cá còn độ dai, không bở. Được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ thích hợp và nên lựa chọn cơ sở đông lạnh uy tín.

Cách xử lý khi ăn cá bị nhiễm độc

4Cách bảo quản cá

– Trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản, cá cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh (từ 0 độ C đến dưới 18 độ C).

– Để hạn chế sự gia tăng của hàm lượng histamin trong cá biển, người tiêu dùng cần có phương pháp rã đông đúng cách. Có thể rã đông trong tủ lạnh dưới nhiệt độ 5 độ C hoặc thấp hơn. Ngâm cá trong nước sạch ở nhiệt độ 21 độ C hoặc sử dụng lò vi sóng. Sau khi rã đông, cá cần được chế biến ngay và không được cấp đông trở lại.

Trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản, cá cần được bảo quản ở nhiệt độ lạnh ( từ 0 độ C đến dưới 18 độ C).

Như vậy, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do histamin trong cá biển gây ra, bạn nên lựa chọn các loại cá còn tươi, mua cá ở nơi có điều kiện bảo quản lạnh. Sau khi mua về cần bảo quản cá ở ngăn đá. Khi rã đông cần sử dụng ngay để tránh cá bị biến chất và sinh ra Histamine gây ngộ độc.

Xem thêm: Phân biệt cá biển tươi tự nhiên và cá biển ướp hóa chất

Nguồn tham khảo: alobacsi.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *