Ăn bánh tráng trộn có mập không? Ai không nên ăn bánh tráng trộn?



Bánh tráng trộn đã trở thành một trong những món ăn vặt hết sức phổ biến ở Việt Nam. Vậy thì ăn bánh trộn có mập hay không và những ai không nên ăn bánh tráng trộn, hôm nay hãy cùng tìm hiểu nhé.


Một trong những món ăn gắn liền với tuổi thơ ngay trước cổng trường thời thơ ấu, không thể không kể đến là món bánh tráng trộn. Món ăn cực kỳ thơm ngon nhưng không phải là món ăn mà bất kỳ ai cũng nên ăn. Có người còn băn khoăn ăn bánh tráng trộn có tăng cân không? Câu trả lời là như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé.


Bánh tráng trộnBánh tráng trộn


Bánh tráng trộn là sự kết hợp giữa loại bánh tráng được cắt sợi, trộn với nước sốt, tắc, đậu phộng, khô bò, xoài, tép khô, rau răm,… Món này có màu vàng, khi trộn lên thì nước sốt hoà cùng bánh tráng và topping thì cực kỳ đậm đà và thơm ngon.


Bạn có thể tự làm bánh tráng trộn tại nhà và uống kèm cùng trà sữa, nước mía hoặc dừa tắc thì tuyệt vời vô cùng. Vừa thưởng thức món ăn này, vừa tám chuyện cùng bạn bè thì vô cùng thú vị.


Với giá thành hợp lý tầm 15.000 đến 20.000 VNĐ/bịch, vừa thơm ngon vừa ngon miệng, bánh tráng trộn đã chinh phục được khẩu vị của nhiều người Việt từ trẻ con đến tận người lớn, một món ăn cực kỳ điển hình và dân giã.


1 Ăn bánh tráng trộn có mập không?


Ăn bánh tráng trộn gây tăng cânĂn bánh tráng trộn gây tăng cân


Giải đáp câu hỏi: Ăn bánh tráng có mập không? Bác sĩ Lê Thanh Nhã (trưởng khoa sản của bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Hòa) chia sẻ rằng trong 100 gram bánh tráng thì có chưa 334 Kcal, tương đương với 1 bát cơm.


Bởi vì hầu hết trong một bịch bánh tráng trộn có các thực phẩm khác như bơ, tôm, bò khô, dầu sa tế, trứng cút. nên sẽ chứa nhiều thành phần axit béo, chất đạm,… Do đó, nếu như thường xuyên ăn bánh tráng trộn thì sẽ diễn ra tình trạng thừa cân.


Nhiều nghiên cứu khuyên rằng các chị em phụ nữ đang thừa cân hoặc đặc biệt đối với những người béo phì thì không nên ăn quá nhiều bánh tráng trộn vì có thể ảnh hưởng đến quá trình giảm cân của bản thân.


Mặt khác, về bản chất thì các món ăn ngoài lề đường thường không đảm bảo an toàn thực phẩm về lâu dài có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của chính người tiêu dùng, một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư.


2 Những ai không nên ăn bánh tráng trộn?


Không phải ai cũng nên ăn bánh tráng trộn, những người không nên ăn món ăn này là phụ nữ mang thai, người trong giai đoạn dậy thì và những người có hệ dạ dày yếu.


Phụ nữ mang thai không nên ăn bánh tráng trộnPhụ nữ mang thai không nên ăn bánh tráng trộn


Trong giai đoạn thai nghén, phụ nữ mang thai thường bị nghén, dễ nôn, cho nên họ rất thích ăn vặt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mẹ bầu ăn bánh tráng trộn rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi vì các thành phần không rõ nguồn gốc trong bánh tráng trộn ví dụ như bánh tráng mốc, khô bò quá hạn sử dụng,… có thể ảnh hưởng đến thai nhi.


Người có hệ dạ dày yếu không nên ăn bánh tráng trộnNgười có hệ dạ dày yếu không nên ăn bánh tráng trộn


Còn đối với những người có hệ dạ dày yếu cũng không nên ăn thực phẩm này. Bánh tráng trộn thường gây khó tiêu, hoặc có thể có các loại thực phẩm bị hư bỏ chung bánh tráng. Vì thế nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh tráng trộn.


Ăn bánh tráng trộn gây nổi mụnĂn bánh tráng trộn gây nổi mụn


Ngoài ra thì bánh tráng trộn sẽ gây nên tình trạng nóng trong người, rất dễ gây ra mụn. Do đó các bé trong giai đoạn dậy thì thì cũng nên hạn chế ăn bánh tráng trộn để giảm tình trạng nổi mụn trên da mặt.


Bánh tráng trộn là một món ăn được nhiều người yêu thích bởi độ thơm ngon và đậm đà của nó. Tuy nhiên, ăn bánh tráng trộn có thể gây tăng cân và có người không nên ăn. Bạn đọc nhớ tham khảo kỹ để phòng tránh cho bản thân và người thân nhé.


Nguồn: Vinmec


Có thể bạn quan tâm:

Mua nước trà thanh nhiệt ăn kèm bánh tráng trộn bạn nhé:


Simba Fashion

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *