Cùng Simba Fashion khám phá những điều thú vị có thể bạn vẫn chưa biết về ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán ngay trong bài viết sau đây nhé!
Trong mỗi dịp Tết, không chỉ đêm giao thừa, 3 mùng đầu năm mới mà cả mùng 4 cũng là một ngày rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, song do thời gian trôi qua đã dần bị quên lãng. Cùng tìm hiểu về ý nghĩa cũng như nhiều điều thú vị về ngày mùng 4 Tết ngay nhé!
1 Mùng 4 Tết là ngày gì?
Ngày mùng 4 Tết theo phong tục cổ truyền của ông bà ta từ ngàn xưa còn được biết đến với cái tên “con nước” và là thời điểm cho gia đình thực hiện tục lệ “hóa vàng”. Song, thời gian ngày một phát triển, phong tục lễ Tết đã giản lược đi nhiều nên ý nghĩa của ngày mùng 4 Tết dần bị quên lãng, tục lệ “hóa vàng” cũng từ đó mai một đi và chỉ còn một vài nơi thực hiện.
“Hóa vàng” là tục lệ đốt vàng mã và cúng cơm đưa tiễn vong linh ông bà tổ tiên về miền vĩnh hằng sau thời gian mời ông bà về ăn Tết cùng gia đình, con cháu. Tục lệ này là một trong những nét truyền thống cổ xưa của dân tộc ta, đã được kế thừa qua hàng trăm năm lịch sử.
Những món đồ để “hóa vàng” thường là quần áo, nhà cửa, tiền vàng được làm bằng giấy, được đốt đi với ý niệm sẽ gửi chúng đến với tổ tiên, thể hiện sự biết ơn của con cháu nơi trần thế bởi nhiều người Việt xưa tin vào quan niệm “trần sao, âm vậy”. Tại một vài nơi, nghi lễ “hóa vàng” còn kèm theo những điệu hát chèo đò vô cùng trang nghiêm và tôn kính.
2 Mùng 4 Tết 2023 là ngày mấy dương lịch?
Đối với năm 2023, ngày mùng 4 Tết sẽ tới vào ngày thứ tư 25/01 theo lịch dương. Mùng 4 Tết cũng là ngày khép lại dịp Tết Nguyên Đán, là thời gian phù hợp để những gia đình cùng nhau đi du lịch, họp mặt bạn bè khi đã hoàn thành việc thăm hỏi ông bà, họ hàng.
3 Mùng 4 Tết 2023 là ngày tốt hay xấu?
Theo lịch vạn niên, ngày mùng 4 Tết 2023 theo lịch âm nhằm ngày Quý Mùi, tháng Giáp Dần, năm Quý Mão và là một ngày tốt, thích hợp thực hiện những việc hệ trọng như: Xuất hành, động thổ, cúng tế, đính hôn, họp mặt,..
Khung giờ đẹp trong ngày mùng 4 Tết Quý Mão 2023, gồm:
- Giáp Dần (3h – 5h)
- Ất Mão (5h – 7h)
- Đinh Tỵ (9h -11h)
- Canh Thân (15h – 17h)
- Nhâm Tuất (19 – 21h)
- Quý Hợi (21h – 23h)
Đối với việc xuất hành, ngày mùng 4 Tết 2023 sẽ mang lại nhiều may mắn cho người xuất hành vào những khung giờ sau:
- Giờ Sửu (1h – 3h): Mang đến may mắn về việc kinh doanh, người ở xa chuẩn bị về nhà, gia đình thuận hòa, người thân mạnh khỏe
- Giờ Mão (5h – 7h): Mang lại nhiều may mắn, vạn sự hanh thông, gia đạo an bình.
- Giờ Thìn (7h – 9h): Mang lại sự thuận lợi và phát triển trong việc chăn nuôi, người xuất hành ra đi khi trở về có nhiều tin vui.
- Giờ Mùi (13h – 15h): Mang đến sự thuận lợi, thăng tiến trong công việc, công việc bán buôn phát đạt, vạn sự hanh thông,
- Giờ Dậu (17h – 19h): Mang đến nhiều may mắn và tin vui, gia đình hạnh phúc, người kinh doanh sinh lời, buôn may bán đắt.
- Giờ Tuất (19 – 21h): Mang lại sự bình yên và may mắn, gia đình vui vẻ, đón nhiều tin vui.
4 Nên và không nên làm gì ngày mùng 4 Tết?
Những việc nên làm trong ngày mùng 4 Tết để có được một năm mới thuận lợi, vạn sự như ý, nhiều may mắn và suôn sẻ, cụ thể:
- Mặc trang phục có màu sắc đỏ, tươi sáng
- Không nên hái hoa hay ép hoa nở, để hoa trong nhà nở một cách tự nhiên
- Chuẩn bị đầy đủ mâm cỗ, vật dụng cần thiết cho lễ “hóa vàng”
- Chọn giờ xuất hành phù hợp
- Giữ tâm thế vui vẻ,..
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh thực hiện những điều sau đây:
- Tránh làm vỡ đồ đạc, vật dụng trong gia đình
- Không nên vay mượn tiền hay đòi nợ
- Hạn chế cáu gắt, khó chịu,..
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa ngày mùng 4 Tết trong văn hóa Việt Nam cũng như những điều thú vị liên quan đến ngày này. Chúc bạn có một dịp Tết 2023 bình an, ấm áp bên những người thân thương nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Mua bánh Tết các loại tại Simba Fashion nhé:
Simba Fashion