Nếu dùng đồ uống lạnh trong các bữa ăn có thể sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, thậm chí là gây phản ứng với men tiêu hóa dẫn đến đau bụng, đầy hơi và khó chịu. Bách hóa XANH sẽ lý giải giúp bạn vì sao không nên dùng đồ uống lạnh trong bữa ăn qua thông tin sau.
1 Đồ uống lạnh làm chậm tiêu hóa
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dùng đồ uống lạnh trong khi ăn là điều không cần thiết, vì nó gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Không chỉ thế, dịch tiêu hóa và các men enzyme tiêu hóa tác dụng với đồ uống chứ không phải ở trong dạ dày. Ngoài ra, chỉ với một ngụm nước thôi cũng có thể làm trôi những thức ăn chưa được nhai kỹ gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Những tác hại của việc uống các thức uống lạnh trong bữa ăn:
– Nước lạnh: nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa do một số hoạt động của các cơ. Điều này dẫn đến co thắt cơ dạ dày, gây đau dữ dội. Nước lạnh còn làm đông đặc các chất nhờn trong thực phẩm và khiến cho quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Khi các chất cặn bã phản ứng với axit và được hấp thu nhanh hơn so với thức ăn sẽ tạo thành lớp lót trong ruột. Điều này gây ra nồng độ axit trong dạ dày cao dẫn đến những cơn đau dạ dày bất thường.
– Soda lạnh: soda hoặc nước ngọt có ga thường tạo ra khí và gây chứng đầy hơi, trướng bụng. Bên cạnh đó, hàm lượng đường có trong thức uống này khá cao do đó nếu uống chúng khi lạnh trong bữa ăn sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn.
– Sữa lạnh: bạn cần hâm nóng sữa trước khi uống. Bởi sữa là thực phẩm sản sinh ra dịch nhầy và hỗ trợ tiêu hóa nhưng nếu uống lạnh sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc mệt hơn, đặc biệt là trong khi ăn.
2 Lựa chọn thực phẩm thay thế đồ uống lạnh
Đầu tiên, bạn nên uống nước ấm khoảng 20 phút trước bữa ăn. Không nên uống nước sau bữa ăn, ít nhất là khoảng 30 phút. Điều này sẽ giúp dạ dày làm sạch các chất độc và tăng sự hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể thay thế đồ uống lạnh bằng:
– Súp: súp giàu Vitamin và Protein lành mạnh. Dùng món súp trong bữa ăn sẽ giúp tăng cường nước cho cơ thể. Đồng thời nó cũng giúp bạn hạn chế được thói quen dùng nước lạnh trong hoặc sau khi ăn.
– Trà: ngoài súp bạn có thể dùng trà xanh, uống sau bữa ăn. Lưu ý là không uống trà khi đói, không uống trong bữa ăn, chỉ dùng cách 1 – 2 tiếng sau bữa ăn chính.
Xem thêm: Nên uống sữa trước hay sau khi ăn?
Để đảm bảo cơ thể hấp thu các dưỡng chất có trong thực phẩm tốt, giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả và tránh làm gánh nặng cho dạ dày bạn nên từ bỏ thói quen dùng đồ uống lạnh trong bữa ăn nhé. Chúc các bạn độc giả nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: songkhoe.vn