Bạn có biết lễ Khai hạ (cúng hạ nêu) là gì? Diễn ra vào thời điểm nào trong năm? Để tìm hiểu lễ khai hạ có ý nghĩa gì thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Lễ Khai hạ là một phong tục truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Cùng Simba Fashion tìm hiểu lễ Khai hạ là gì và ngày lễ này diễn ra vào thời điểm nào trong năm!
1 Lễ Khai hạ là gì? Diễn ra vào lúc nào? Ý nghĩa Lễ Khai hạ
Lễ Khai hạ là gì?
Lễ Khai hạ (cúng hạ nêu) còn được biết đến với một số tên gọi khác như lễ hạ cây nêu, lễ tạ năm mới, lễ hóa vàng. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, người ta tổ chức lễ Khai hạ như một nghi thức tiễn gia tiên về trời sau những ngày ăn Tết cùng con cháu để mọi người quay trở lại công việc làm ăn buôn bán hằng ngày.
Lễ Khai hạ diễn ra vào lúc nào?
Lễ cúng Khai hạ sẽ diễn ra vào mùng 7 âm lịch theo phong tục cổ. Tuy nhiên ngày nay, tùy thuộc vào điều kiện từng gia đình, nghi lễ sẽ được tổ chức từ mùng 3 đến mùng 10 âm lịch chứ không nhất thiết phải làm vào mùng 7 âm lịch như trước nữa.
Ý nghĩa lễ Khai hạ
Trong phong tục xưa, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 Tết, người ta dựng cây nêu có treo kèm những vật trang trí như vòng tròn nhỏ với ý nghĩa là nghênh đón những điều may mắn trong năm mới, tiễn đi những thứ xui xẻo, không may mắn của năm cũ, diệt trừ, không cho ma quỷ tới quấy phá để có một cái Tết thật bình an với gia đình.
Và khi kết thúc Tết con cháu sẽ làm lễ hóa vàng để cáo lễ tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh diễn ra vào ngày mùng 7 Tết Nguyên Đán. Khi đó cây nêu ngày Tết sẽ được hạ xuống, mở đầu ngày vui để chào mùa xuân mới, mong cầu may mắn cho cả năm.
Tham khảo thêm: Tết dựng cây nêu nhưng cây nêu ngày Tết là gì và ý nghĩa thế nào?
2 Lễ Khai hạ gồm những hoạt động gì?
Lễ cúng mùng 7 tháng giêng là một nghi lễ quan trọng trong phong tục của người Việt cổ. Cùng tìm hiểu xem lễ cúng khai hạ gồm những gì bạn nhé!
Cúng hạ nêu/cúng lễ Khai hạ
Khi tổ chức cúng lễ Khai hạ, gia đình cần chuẩn bị mâm cơm cúng (có thể làm cơm mặn hoặc cơm chay đều được), rượu, nhang, hoa cúng, hoa quả, giọt dầu, đĩa gạo, đĩa muối, sớ, tiền vàng,…
Sau đó, gia đình bày biện đầy đủ và chỉn chu ở ngoài trời, gia chủ thắp hương, khấn vái xin phép các cụ trong nhà trước rồi tiến hành tổ chức lễ cúng ngoài trời.
Khi khấn lễ khai hạ, gia chủ tham khảo và đọc bài cúng hạ nêu, đợi hương tàn thì đem hóa vàng, hóa sớ rồi cho người ra nhấc cây nêu lên.
Cây nêu sau khi nhấc lên thì để ở nơi khô ráo, thoáng sạch bên ngoài nhà, không nên để trong nhà tránh điều không may mắn.
Tham khảo thêm: 15 lễ hội ngày Tết 3 miền đặc sắc cầu may mắn cho cả năm
Văn khấn mùng 7 tháng giêng
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
– Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
– Ngài ………… đương niên hành khiển năm ………, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
– Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mùng … tháng giêng năm ………., chúng con là … hiện cư ngụ tại số nhà …, khu phố …, phường …, thành phố…
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, trà tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Hoạt động vui chơi
Có rất nhiều hoạt động vui chơi khác nhau được tổ chức vào lễ Khai hạ tùy thuộc vào tập quán của mỗi địa phương. Vì vậy hãy tìm hiểu ở địa phương bạn có hoạt động vui chơi nào trong lễ Khai hạ để tổ chức cho gia đình, hàng xóm cùng tham gia bạn nhé!
Tham khảo thêm: Tổng hợp 5 phim, hoạt hình về tục dựng cây nêu ngày Tết hay nhất trên Youtube
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích đến tất cả các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Simba Fashion để biết thêm nhiều điều thú vị nữa các bạn nhé!
Chọn mua trái cây tươi ngon bán tại Simba Fashion để dâng lên cúng lễ Khai hạ:
Có thể bạn quan tâm:
Simba Fashion