Chắc hẳn với những người yêu thích dưỡng da, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp Retinol và Retinoid trong một số kem chống lão hóa. Vậy Retinol và Retinoid khác nhau thế nào? Công dụng của chúng ra sao? Cùng tìm hiểu nhé!
Thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng da chống lão hóa, trị mụn, chắc hẳn các bạn đã quá quen thuộc với Retinol và Retinoid. Tuy là thành phần dưỡng da quen thuộc, nhưng trước khi sử dụng bạn phải tìm hiểu chúng thật cẩn thận để tránh gây tác dụng phụ với làn da. Cùng khám phá Retinol và Retinoid qua bài viết dưới đây.
1 Điểm giống nhau của Retinol và Retinoid
Theo Tiến sĩ da liễu Melissa Levin, đang làm việc tại trung tâm Da liễu Downtown tại Manhattan, Retinol và Retinoid giống nhau ở chỗ chúng đều là dẫn xuất của vitamin A rồi được biến đổi thành Retinoic Acid. Người ta thường dùng thuật ngữ Retinoid để chỉ sản phẩm chứa Retinol không kê đơn và Retinol theo toa.
2 Điểm khác nhau của Retinol và Retinoid
Cũng theo Tiến sĩ Melissa Levin, Retinol và Retinoid khác nhau ở chỗ Retinol chứa hàm lượng thấp chất Retinoic Acid hơn nên bạn có thể dễ dàng mua chúng ở các cửa hàng mỹ phẩm. Retinoid thì chứa hàm lượng Retinoic Acid cao hơn nên khi bán phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Ngoài ra, retinol có thể chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, còn Retinoid được điều chế trong phòng thí nghiệm. Do đó, thông thường các sản phẩm lão hóa bạn hay mua được là Retinol chứ không phải là Retinoid.
Ngoài ra, chúng còn một điểm khác nhau nữa nằm ở cấu trúc phân tử, do đó, cách thức chúng hoạt động trên da chúng ta cũng khác nhau. Retinol là este dưới dạng bán tự do, nó phải trải qua nhiều chuỗi phản ứng hóa học mới có thể thành Retinoic Acid, nhưng càng qua nhiều phản ứng hóa học thì nó càng yếu đi.
Chính vì vậy khi sử dụng Retinol tác dụng của sản phẩm sẽ yếu hơn, bạn sẽ điều trị lâu hơn so với khi dùng Retinoid.
3 Công dụng của Retinol và Retinoid
Retinol và Retinoid có nhiều công dụng. Nó có thể giúp trị mụn trứng cá và trị nám. Theo Christopher Panzica, chuyên gia thẩm mỹ tại Brentwood, Tennessee, khi bạn già các tế bào da sẽ ít sản xuất collagen lại, Retinol và Retinoid giúp các tế bào da bạn hoạt động lại hiệu quả hơn, chống lão hóa da hiệu quả.
Panzica còn cho biết, Retinol và Retinoid giúp tăng tốc độ luân chuyển tế bào cho lỗ chân lông, da không bị tắc nghẽn, mụn trứng cá cũng giảm. Kết cấu của da cũng được cải thiện, hạn chế nếp nhăn và da trắng sáng hơn.
4 Ai không thể dùng Retinol hay Retinoid
Retinol phù hợp với mọi loại da nhưng bạn phải chọn đúng sản phẩm và có quy trình dưỡng da phù hợp thì mới tránh khỏi kích ứng. Retinol và Retinoid làm cho da bị bỏng rát, ửng đỏ và bong tróc nên bạn phải test dị ứng trước khi dùng và sử dụng chúng với tần suất nhỏ. Khi thấy phù hợp thì tăng tần suất lên.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không được sử dụng cả hai hoạt chất này. Những người có da dầu hoặc từng sử dụng retinoids và chịu được các sản phẩm mạnh như tretinoin vẫn nên sử dụng lại retinol từ từ và có sự chỉ định của bác sĩ.
5 Lưu ý khi dùng Retinol và Retinoid
– Cả Retinol và Retinoid đều khiến da của bạn sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng. Nếu ban đêm bạn đã sử dụng sản phẩm có hoạt chất này, sáng mai bạn nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.
– Tiến sĩ Melissa Levin còn cho biết, nếu bạn sử dụng hai chất này lần đầu tiên, quá trình tái tạo da sẽ làm da bạn khô, đỏ, bong tróc. Do đó, bạn nên dùng với nồng độ thấp hơn để tránh kích ứng. Sau hai tuần da không kích ứng thì bạn có thể sử dụng 2 ngày/lần và nếu da dung hợp được thì có thể sử dụng hàng đêm.
– Không sử dụng Retinol và Retinoid với vitamin C, AHA/BHA, benzoyl peroxide, da sẽ dễ bị kích ứng.
– Ngoài ra, bạn nên sử dụng Retinol và Retinoid vào buổi tối để da được tái tạo tốt hơn, tránh kích ứng. Sau khi da được làm sạch và thấm khô thì bạn nên sử dụng Retinol và Retinoid lên, lưu ý trước bước thoa kem dưỡng ẩm nhé!
Với những thông tin trên mà Bách hóa XANH tổng hợp được về Retinol và Retinoid, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ ràng hơn về 2 thành phần này để sử dụng phù hợp cho làn da của mình.
Mua sản phẩm dưỡng da các loại có chứa retinol, retinoid và các hoạt chất khác tốt nhất tại Bách hóa XANH:
Xem thêm:
>> Chất chống oxy hóa là gì? Chất chống oxy hóa có ở đâu? Ăn gì để bổ sung chất chống oxy hóa?
>> AHA là gì? Công dụng tuyệt vời của AHA đối với làn da của bạn
>> Glycerin là gì? Và tác dụng của Glycerin với làn da của bạn