Muốn lựa được trái mãng cầu (na) ngon ngọt cần phải chú ý các đặc điểm

Na là một loại trái cây rất ngon, ngọt và có tác dụng giải độc, phòng bệnh hiệu quả. Thế nhưng nhiều người không thích ăn na vì quá nhiều hạt. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách lựa được trái mãng cầu (na) ngon ngọt và ít hạt qua các đặc điểm dưới đây.

Na hay mãng cầu là loại trái cây có xuất xứ gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới, có vỏ màu xanh sần sùi và thịt ở trong màu trắng rất thơm ngọt. Nếu là một người cuồng ăn na thì nhất định phải xem bài viết sau đây để biết được cách lựa na ngon ngọt. Cùng theo dõi nha!

1Lợi ích của quả na

Quả na có rất nhiều công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Cụ thể:

Tốt cho mắt: Theo nguồn The Health Site, na dồi dào vitamin C và A, nên cực kỳ tốt cho việc cải thiện thị lực. Mặt khác, nguồn riboflavin, vitamin B2 dồi dào cũng giúp cơ thể chống lại sự hình thành các gốc tự do, cải thiện các vấn đề về mắt để đôi mắt bạn luôn sáng khỏe.

Tốt cho mắt

Cải thiện tiêu hoá: Chất xơ có trong quả na giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và tăng cường hiệu quả hoạt động, giúp bài tiết thức ăn nhanh hơn, ngừa táo bón hiệu quả.

Tốt cho da và răng: Dồi dào vitamin A nên na giúp cho làn da bạn luôn được ẩm mịn, ngăn ngừa lão hoá. Ngoài ra, na còn được dùng trong điều trị bệnh mụn nhọt, viêm loét trên da hiệu quả. Còn đối với răng thì na sẽ chữa đc sâu răng và viêm nướu.

Tim khỏe mạnh: Kali và magie có hiệu quả trong việc giữ cho tim khoẻ, cơ bắp thư giãn, huyết áp ổn định. Ngoài ra, na cũng giúp ngăn ngừa những cơn đau tim và loại bỏ những cholesterol xấu trong cơ thể hiệu quả.

Tim khỏe mạnh

Giải tỏa mệt mỏi: Quả na có thể ngăn ngừa cơ bắp mệt mỏi và suy yếu bằng cách cải thiện quá trình cung cấp máu và cung cấp những dưỡng chất chống suy nhược cơ thể.

Tốt cho phụ nữ mang thai: Na giúp kiểm soát tâm trạng lúc mang thai, ngăn ngừa ốm nghén và tê cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên ăn na trong lúc thai kỳ cũng giúp lợi sữa, giảm nguy cơ sinh non và sảy thai, bên cạnh đó còn tốt cho sự phát triển não bộ và thần kinh của thai nhi.

Tốt cho phụ nữ mang thai

>> Bà bầu ăn na có tốt hay không còn tùy cách ăn

>> Mãng cầu tuy ngon ngọt nhưng nếu ăn không lược bỏ phần này sẽ gây ngộ độc

2Cách phân biệt na ngâm hoá chất và na chín cây

Để chọn được quả na ngon ngọt, không bị ngâm tẩm hoá chất bạn cần chú ý đến một số đặc điểm quan trọng sau:

Lớp vỏ: Na chín cây có lớp vỏ mỏng, da xanh non. Còn na tẩm hoá chất sẽ có vỏ khá dày, đôi khi có nhiều vết nứt có dấu hiệu chảy nước.

Các mắt na: Na chín cây có mắt nở khá đều, căng , các rãnh mắt màu trắng ngà, không bị thâm đen. Na ngâm hoá chất có mắt đều tăm tắp, hoặc các mắt không nở đều, rãnh mắt có dấu hiệu bị thâm.

Cuống ca: Na chín cây còn cuống, dính liền với trái, khó rớt. Na tẩm hoá chất thì có thể còn cuống nhưng cuống dễ rụng, sau khi rụng phần trái cuống sát trái bị thâm đen.

Na chín cây khi cầm chắc tay, mềm đều. Ngược lại na tẩm hoá chất thường chín không đồng đều, nhiều chỗ sượng, cầm khá nhẹ tay.

Na chín cây vị ngọt, thơm, hột dễ tách khỏi hạt. Na tẩm hoá chất vị khá nhạt, bở, hạt dính vào thịt khó gỡ.

3Cách dú na chín tự nhiên

Để dú na chín ngon, bạn nên chuẩn bị một thùng xốp, lót dưới đáy thùng một lớp lá nhãn, hoặc lá khoai mì, hoặc một lớp giấy báo đã vò sẵn. Đặt na lên trên, đốt 1 – 2 nén nhang cắm vào trong thùng, đậy chặt nắp, sau 1 – 2 ngày na sẽ chín ngon ngọt.

Cách dú na chín tự nhiên

4Cách bảo quản na được lâu

Với na chưa chín, khi mua về bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng thường, để nơi khô ráo và thoáng mát.

Cách bảo quản na được lâu

Với na đã chín, bạn bảo quản trong ngăn mát.

Hy vọng những thông tin trên bạn đã dễ dàng biết cách chọn những quả na ngon ngọt để làm món trái cây tráng miệng thơm ngọt cho cả nhà vào bữa cơm chiều nay!

Xem thêm:

>> 6 sai lầm khi ăn quả na (mãng cầu dai)

>> Cách làm sinh tố mãng cầu, bơ chuẩn vị giải nhiệt mùa hè

>> Trời nóng quá thì làm mãng cầu dầm đường sữa ăn cho bớt nóng

Mua các loại trái cây nhập khẩu tại Bách hoá XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *