Vitamin A (Retinol) là gì? Vai trò, nguồn cung cấp vitamin A

Vitamin A là tên gọi quen thuộc, là chất thiết yếu cần thiết với sức khoẻ. Vậy vitamin A là gì? Vai trò và bổ sung vitamin A bằng cách nào?

Vitamin A là một trong các loại vitamin cực kỳ quan trọng với cơ thể, cùng với canxi và vitamin D thì vitamin A là thành phần quan trọng cho sự phát triển của xương, tốt cho mắt và có tác dụng trong quá trình làm đẹp. Tham khảo chi tiết về Vitamin A và lợi ích của vitamin A trong bài viết dưới đây.

1Vitamin A là gì?

Vitamin A hay còn gọi với tên khác là retinol, là chất có màu vàng, hòa tan trong chất béo, hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể. Có tác dụng hỗ trợ mắt, phát triển thị lực, tăng cường hệ miễn dịch, trị mụn, có trong thành phần của các sản phẩm chăm sóc da, sữa công thức, thuốc bổ sung vitamin A, gan (bò, lợn, gà, cá), lòng đỏ trứng (gà, vịt), bơ, pho mát.

2Vai trò của Vitamin A đối với sức khoẻ

Đối với người bình thường

  • Vitamin A cần thiết cho thị lực, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ.

  • Trong máu, Vitamin A sẽ chuyển thành retinal có tác dụng hỗ trợ võng mạc.

  • Nó còn góp phần vào sự phát triển của xương.

  • Retinol còn cho hiệu quả chăm sóc da tốt. Nó giúp chống lão hóa da, cải thiện tổn thương da do nắng, điều trị mụn trứng cá…

  • Một số biểu thị khác của cơ thể khi thiếu hụt retinol: suy giảm hệ miễn dịch, giảm chiều dày của lớp vảy ở da (các bướu nhỏ màu trắng ở nang tóc), bệnh da gà, keratin hóa lớp biểu mô ở hệ hô hấp, bàng quang…

Vitamin A cần thiết cho thị lực, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụVitamin A cần thiết cho thị lực, giữ gìn chức phận của tế bào biểu mô trụ

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất.

Thiếu vitamin A thì trẻ sinh ra dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Đối với phụ nữ mang thai cần cẩn trọng vì có thể gây ngộ độc gan và dị tật thai nhi.

Tránh dùng vitamin A (retinol) hay các chế phẩm tổng hợp cùng loại như isotretinoin với liều cao cho phụ nữ có thai.

Vitamin A có trong sữa mẹ. Khi cho con bú, để tăng cường vitamin A, các bà mẹ cần dùng hàng ngày 4000 – 4330 IU vitamin A.

Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất.Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất.

Đối với trẻ em

Vai trò của vitamin A đối với trẻ em là rất quan trọng. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến những khuyết tật về mắt, sức khỏe hô hấp và cả suy giảm hệ miễn dịch.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nhu cầu vitamin A hàng ngày là khoảng 350- 500 mcg/ ngày. Nguồn vitamin A (retinol) trong sữa mẹ có thể đảm bảo nhu cầu vitamin A của trẻ khi được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng đầu đời (sữa mẹ chứa khoảng 400-700 mcg/lít vitamin A).

3Nguồn cung cấp Vitamin A cho cơ thể

Vitamin A có rất nhiều trong thực phẩm như gan (bò, lợn, gà, cá), lòng đỏ trứng (gà, vịt), bơ, pho mát, cà rốt.

Sữa cũng là nguồn cung cấp retinol, gồm cả sữa tươi và sữa công thức.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp retinol hiệu quả và an toàn cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Nguồn cung cấp Vitamin A cho cơ thểNguồn cung cấp Vitamin A cho cơ thể

4Những lưu ý cần thiết khi bổ sung vitamin A

Khác với beta carotenoid khá an toàn với cơ thể khi bổ sung, Vitamin A có thể gây ngộ độc nếu dùng ở liều cao. Việc bổ sung Vitamin chỉ ứng dụng cho người thiếu hụt vitamin A.

Quá liều có thể dẫn tới ngộ độc vitamin A gây buồn nôn, vàng da, dị ứng, chứng biếng ăn, nôn mửa, nhìn mờ, đau đầu, tổn thương cơ và bụng, uể oải, thay đổi tính tình…

Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khác và muốn bổ sung vitamin A (retinol) thì cần tham khảo tư vấn bác sỹ.

Những lưu ý cần thiết khi bổ sung vitamin ANhững lưu ý cần thiết khi bổ sung vitamin A

Vitamin A là 1 dạng vitamin quan trọng với cơ thể, có nhiều công dụng đối với mắt, tăng cường hệ miễn dịch, nhưng nó không được phép bổ sung tùy tiện hay quá liều để tránh gây ngộ độc. Hiểu và nhận biết chính xác về retinol, chúng ta sẽ ứng dụng tốt hơn vitamin A cho sức khỏe cá nhân, gia đình nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua trái cây tươi ngon tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *