Thực phẩm sau thời gian sơ chế và chế biến dễ dàng mất đi dưỡng chất thiết yếu cung cấp cho cơ thể. Đây là điều mà bất kỳ bà nội trợ nào cũng lo lắng. Để tránh được tình trạng này, bạn phải chú ý chọn mua cũng như nấu và kết hợp các nhóm thực phẩm đúng cách.
1 Chọn mua thực phẩm đúng cách
Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại đậu, gạo… hạt khô, không có phấn trắng bao phủ, kích thước và hình dáng khá đều nhau. Khi cắn có độ giòn và hương thơm đặc trưng.
Thịt: Có độ đàn hồi cao, không có mùi lại, màu tươi. Khi chạm tay vào không có vết nhớt bám vào.
Cá – hải sản: Cá có vảy đều không bị bong tróc, mắt sáng trong, mang khép chặt. Với các loại hải sản khác, bạn chú ý mua loại còn sống hoặc thịt có độ đàn hồi cao, mắt sáng, hương thơm đặc trưng, thoang thoảng mùi của muối biển.
Rau: Màu tươi, cuống cứng cáp có độ giòn ngon, lá không bị dập nát hay héo úa.
Quả: Chọn theo mùa, vỏ còn nguyên vẹn, không có vết nứt hay dấu hiệu lạ. Bấm tay vào cuống ngửi thấy mùi thơm từ nhựa quả.
Sữa – sản phẩm từ sữa: Có hương thơm dịu đặc trưng, không bị chuyển màu hay có dấu hiệu bị rêu xanh bám ở các góc. Đảm bảo chọn mua sản phẩm còn hạn sử dụng ít nhất trong 3 tháng.
Thực phẩm chế biến sẵn: Chỉ chọn mua từ các thương hiệu chất lượng tại địa điểm uy tín. Bao bì nguyên vẹn, không có dấu hiệu lạ. Nhãn mác đầy đủ hạn sử dụng, ngày sản xuất, thành phần…
2 Sơ chế đúng cách
Với nhóm rau – củ: Hạn chế ngâm trong nước quá 5 phút. Tốt nhất chỉ nên rửa dưới vòi nước sạch. Như vậy Vitamin nhóm B,C và các khoáng chất sẽ không bị hòa tan.
Quả: Phải rửa sạch trước khi gọt vỏ. Với một số loại quả như táo, ổi…dưỡng chất nằm ở lớp vỏ khá nhiều do đó nếu có thể bạn nên giữ nguyên phần này.
Thịt – cá – hải sản: Nên được rã đông tự nhiên ở nhiệt độ phòng hoặc từ đêm hôm trước trong ngăn mát. Tránh trình trạng ngâm nước thực phẩm gây nên tình trạng bị trương, rữa.
Nên nấu thực phẩm ngay sau khi được sơ chế, bởi thời gian càng dài, càng dễ làm thực phẩm hao hụt dinh dưỡng, đặc biệt khi chúng đã được cắt nhỏ.
3 Chế biến đúng cách để đảm bảo dưỡng chất
Trộn – salad: Đây là cách đảm bảo lượng dưỡng chất tốt nhất. Tuy nhiên bạn phải chắc rằng rau của được sơ chế đúng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tránh sử dụng giấm nguyên chất chưa qua sơ chế hay đun nấu để trộn.
Hấp: Đun nước sôi trước khi cho các nguyên liệu vào hấp cách thủy, chú ý thời gian chế biến, không nấu trong thời gian dài.
Luộc – hầm: Khi nấu các vitamin và khoáng chất dễ dàng hòa vào nước, do đó bạn nên sử dụng cả phần nước này.
Nướng – rang: Đảo đều tay, rang với lửa lớn trong thời gian ngắn. Sử dụng lò nướng chuyên dụng hoặc phết nước ướp lên thực phẩm tránh làm hao hụt dinh dưỡng.
Chiên: Chỉ sử dụng lửa vừa hoặc nhỏ, nhiệt độ càng cao sẽ càng dễ làm thực phẩm cháy, mất đi dưỡng chất.
4 Bảo quản thực phẩm đúng cách
Đông lạnh thực phẩm chưa cần sử dụng đối với nhóm thịt cá và hải sản.
Nhóm rau củ chỉ nên bảo quản lạnh, việc làm đông sẽ khiến các enzym bị ức chế, làm hỏng Vitamin và khoáng chất.
Ngũ cốc – trứng nên được đặt tại nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
Bạn không thể giữ 100% hàm lượng dinh dưỡng có trong thực phẩm, nhưng vẫn có thể giảm tối đa lượng hao hụt, với nguyên tắc giảm lượng nước, thời gian chế biến cũng như diện tích tiếp xúc của thực phẩm trong không khí khi nấu.
Xem thêm: Cách giữ thực phẩm tươi lâu
Thông tin tham khảo: anhkimfoods.vn, tuoitre.vn