Chôm chôm là một loại trái cây nhiệt đới có vị ngọt và thơm ngon. Tìm hiểu trong 100g chôm chôm có bao nhiêu calo? Chôm chôm có tác dụng gì đối với sức khoẻ và cách ăn chôm chôm hiệu quả.
Quả chôm chôm là trái cây nổi tiếng ở các vùng đồng bằng châu Á nhiệt đới đặc biệt là các nước Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines,… Chôm chôm có vị ngọt, dễ ăn nên rất được mọi người yêu thích. Vậy 1 quả chôm chôm bao nhiêu calo? Ăn chôm chôm có béo (mập) không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1 Giá trị dinh dưỡng trong 1 quả chôm chôm
Giá trị dinh dưỡng trong 1 quả chôm chôm
Chôm chôm trong tiếng Mã Lai nghĩa là “tóc”. Tên gọi này bắt nguồn từ hình dạng của quả: nhỏ như quả bóng gôn, vỏ màu đỏ và xanh, có lông trông như con nhím biển.
Chôm chôm cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Theo Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Trong 100g thịt quả chôm chôm chứa tới 20,87g carbohydrate, 0,9g chất xơ, 0,65g protein, 22mg canxi, 9g phốt pho, 4,9mg vitamin C, 0,21g chất béo, 7g magie, 42mg kali, 11mg natri, 1,352mg niacin. Ngoài trong chôm chôm còn có 1 lượng nhỏ các chất khác như sắt, kẽm, folate, riboflavin, thiamin và vitamin B6.
Tác dụng của chôm chôm đối với sức khỏe
- Cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe
Theo bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Chất xơ trong thịt quả lên tới 1,3-2g/100g chôm chôm ăn được. Vitamin C trong chôm chôm hỗ trợ sự hấp thu chất sắt từ thực phẩm tốt hơn. Vitamin C cũng hoạt động như chất chống oxy hóa trong loại quả này, giúp gia tăng hàng rào bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong chôm chôm cũng có chứa lượng đáng kể chất đồng để duy trì sự tồn tại của tế bào, duy trì hoạt động xương, não, tim. Ngoài ra, chôm chôm cũng có mangan, kali,… cùng nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe khác.
- Hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa
Chất xơ trong chôm chôm được chia làm 2 loại: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ không hòa tan chiếm tới 50% tổng lượng chất xơ giúp tăng tốc độ vận chuyển đường ruột và đầy lùi bệnh táo bón. Chất xơ hòa tan cung cấp thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột để chúng tạo các axit béo chuỗi ngắn (axetat, propionat,…) đi nuôi tế bào trong ruột. Từ đây, lợi khuẩn giúp giảm viêm, cải thiện triệu chứng của rối loạn đường ruột.
Giống như bưởi, táo, chuối,… ăn chôm chôm có thể giúp giảm cân và hỗ trợ tốt quá trình giảm cân theo thời gian. Lượng chất xơ trong chôm chôm nhiều trong khi lượng calo lại rất ít nên chôm chôm giúp bạn có cảm giác no lâu, không bị ăn quá nhiều, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.
Chất xơ hòa tan trong chôm chôm có khả năng tan trong nước tạo thành hợp chất như gel trong ruột. Hợp chất này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tăng hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm sự thèm ăn.
- Ngăn sự nhiễm trùng hệ miễn dịch
Vitamin C ở chôm chôm thúc đẩy sản xuất bạch cầu cho cơ thể để ngăn sự nhiễm trùng. Vỏ chôm chôm cũng có hợp chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng do virus và vi khuẩn. Tuy nhiên, vỏ và hạt chôm chôm không được khuyến cáo ăn vì có chứa một số hợp chất gây hại cho con người.
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng Trung Quốc, vỏ quả chứa chất phenolic có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường, làm giảm glucose trong máu lúc đói.
2 1 quả chôm chôm có bao nhiêu calo?
Người ta thường lấy số quả tính định lượng calo dung nạp vào cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra 100g thịt chôm chôm sẽ tương đương với 4-5 quả và cung cấp cho cơ thể khoảng 82 kcal, thấp hơn nhiều so với các loại quả mọng nước khác. Tương tự, trong 1 kg chôm chôm sẽ cung cấp khoảng 820kcal.
3 Ăn chôm chôm có béo (mập) không?
Như đã nói ở trên, hàm lượng calo trong chôm chôm là khá thấp so với nhiều loại trái cây khác nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm ăn chôm chôm mà không lo tăng cân. Bên cạnh đó, trong chôm chôm cũng chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, hỗ trợ sự trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa và tiêu hao năng lượng hiệu quả.
4 Lưu ý khi ăn chôm chôm để tốt cho sức khỏe
Không ăn chôm chôm ướp lạnh
Nghiên cứu khoa học cho thấy chôm chôm ướp lạnh kích thích vị giác, tăng sự thèm ăn, khiến bạn có thể nạp lượng chôm chôm cao hơn nhiều so với thông thường, làm tăng nguy cơ tăng cân.
Không ăn chôm chôm trước khi ăn cơm
Ăn chôm chôm lúc đói sẽ khó kiểm soát được khối lượng chôm chôm bạn nạp vào cơ thể. Chôm chôm cũng là loại quả ngọt, việc tiêu thụ quá nhiều đường trước bữa ăn làm nhanh no và không thể dung nạp thêm thức ăn cũng như các dưỡng chất khác.
Hạn chế các món chế biến từ chôm chôm
Những món như chôm chôm sấy khô, mứt chôm chôm,… đều có lượng calo khá lớn do lượng đường cô đọng lại nhiều gấp 8 lần so với lượng đường bình thường ở chôm chôm. Ăn nhiều các món chế này có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.
Không ăn chôm chôm khi cơ thể nhiệt, nóng
Chôm chôm là trái cây nhiệt đới nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm cơ thể nóng và dễ sinh mụn nhọt. Tình trạng nặng hơn có thể gây hại đến hệ tiêu hóa, làm khó tiêu, ảnh hưởng sức khỏe đường ruột.
Bà bầu nên hạn chế ăn chôm chôm
Tính nóng của chôm chôm cũng mang lại nhiều tác hại không tốt với phụ nữ có thai cũng như thai nhi trong bụng. Trẻ nhỏ ăn nhiều chôm chôm cũng dễ nổi rôm sảy, ngứa ngáy, nóng sốt,…
5 Các món ăn ngon được chế biến từ chôm chôm
Chôm chôm cũng là nguyên liệu chế biến được thành nhiều món ăn ngon.
Mứt chôm chôm
Đây là món ăn ngọt không thể thiếu trong khay mứt tiếp khách của bất cứ nhà nào dịp Tết. Mứt sên xong có màu cam đẹp mắt vì có thêm quýt, vị chua ngọt dịu, dễ ăn và không hề bị gắt. Bạn có thể tham khảo cách làm món mứt chôm chôm dẻo cực ngon ngày Tết. Tuy nhiên, để giảm khả năng tăng cân, bạn có thể dùng đường ăn kiêng thay thế đường cát bình thường và chỉ nên ăn 2-3 quả mỗi ngày thôi nhé.
Ngoài ra, một vài lưu ý cho bạn để món mứt chôm chôm ngon. Bạn nên chọn quả chôm chôm có phần thịt mọng nước và vị ngọt vừa phải. Hãy phơi khô hoặc hong gió mứt sau khi làm khoảng 2-4 tiếng. Lúc sên đường để lửa nhỏ tránh bị khét và mứt đắng. Cách bảo quản mứt lâu là bỏ trong lọ thủy tinh, đậy nắp kín và bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
Chè chôm chôm hạt sen
Chè chôm chôm với vị ngọt dịu, thanh mát, ăn cùng hạt sen bùi bùi, bổ dưỡng. Chè chôm chôm hạt sen thơm ngon là lựa chọn lý tưởng cho cả gia đình trong những ngày hè đang tới gần. Cách làm món chè chôm chôm hạt sen cho ngày nóng nực cũng rất đơn giản để bạn tự nấu với cả gia đình.
Chè chôm chôm cũng là món ăn ngọt sử dụng khá nhiều đường nên có thể dễ gây tăng cân mặc dù chôm chôm ít calo. Vì vậy, bạn cũng có thể sử dụng đường ăn kiêng như món mứt chôm chôm và khi ăn xong nên tập thể dục nhẹ nhàng để tiêu bớt calo. Như vậy ăn chè vừa đẹp da mà không sợ mất eo thon nữa.
Gỏi chôm chôm
Thêm một món gỏi cho những tín đồ “ghiền gỏi” đó là gỏi chôm chôm. Gỏi chôm chôm nghe khá lạ và khơi dậy sự tò mò vì chôm chôm thực chất là một món ăn ngọt. Thế nhưng khi chôm chôm kết hợp với bắp ngọt, thịt ba rọi, mực,… lại tạo thành món gỏi thơm ngon hấp dẫn, cay cay ngọt ngọt rất lạ miệng. Bạn có thể tham khảo cách làm gỏi chôm chôm siêu ngon đổi gió cho cả nhà nhé.
Sinh tố chôm chôm
Nguyên liệu làm sinh tố chôm chôm đơn giản, chỉ cần chôm chôm, sữa chua, sữa đặc là đã có ngay món sinh tố mát lạnh cho mùa hè. Thành phẩm là ly sinh tố chôm chôm sữa chua với vị ngọt béo kết hợp vị chua nhẹ đánh tan cái nắng chói chang oi ả. Bạn cũng có thể biến tấu món sinh tố này với xoài nữa để thay đổi khẩu vị nữa đó.
Thịt bò xào chôm chôm
Thịt bò xào chung với chôm chôm và nhiều loại rau củ khác như hành tây, ớt chuông,… tạo nên món ăn không chỉ thơm ngon mà còn giàu chất xơ tốt cho sức khỏe. Thịt bò mềm, mọng nước, ăn thấy vị ngọt của chôm chôm và rau củ. Chôm chôm và rau củ tươi ngon, giòn giòn rất thích hợp cho mùa hè.
Tham khảo: Quả chôm chôm: Tác dụng, cách chế biến, các loại chôm chôm
Trên đây là những thông tin về quả chôm chôm, ăn chôm chôm có béo không dành cho bạn. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều hiểu biết về loại quả này để bạn có cách sử dụng chúng tốt nhất cho sức khỏe.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Chọn mua trái cây tươi ngon tại Simba Fashion:
Có thể bạn quan tâm:
Simba Fashion